Thép cán nguội là gì?
Thép cán nguội còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như tôn đen hoặc cold rolled coil (CRC) là dòng thép có lượng cacbon thấp thường được ứng dụng làm bán thành phẩm để sản xuất sản phẩm tôn kẽm, tôn lạnh hay tôn đen màu.
Nếu như thép cán nóng là quy trình cán ở nhiệt độ cao, khiến hình dạng, lý tính… của kim loại bị thay đổi thì thép cán nguội sẽ được sản xuất từ thép cán nóng (hot rolled coil – HRC). Thép cán nóng sẽ được đưa vào một dây chuyền để loại bỏ lớp rỉ sắt bám trên mặt và được phủ lên lớp dầu giúp bảo vệ bề mặt. Thép cán nóng sau khi tẩy rỉ và phủ dầu gọi là thép tẩy rỉ phủ dầu (pickled and oiled – PO).
Thép tẩy rỉ phủ dầu sẽ được đưa vào dây chuyền cán nguội, thông thường là ở nhiệt độ thấp hơn, đôi khi là nhiệt độ phòng, để tạo ra các thành phẩm thép cán nguội với hình dạng và kích thước như mong muốn. Quy trình này không làm thay đổi cấu tạo vật chất của thép mà chỉ làm thay đổi hình dáng của thép, chẳng hạn thép sẽ được làm thành từng tấm mỏng để cứng và chắc hơn. Chính vì vậy, quy trình cán, dập nguội, cần được kiểm soát chặt chẽ để không tạo ra dung lực quá lớn khiến thép bị đứt, gãy hoặc biến dạng. Để giữ nhiệt độ thấp và duy trì không cho thép biến đổi cấu tạo vật chất bên trong, người ta sẽ dùng các dung dịch chuyên dụng để “làm mát” trong suốt quá trình sản xuất.
Dây chuyền thép cán nguội
Hiện nay, ở nước ta, chỉ một vài thương hiệu lớn là sản xuất thành công thép cán nguội như Hoa Sen Group, Phú Mỹ… Mặc dù tính thẩm mỹ của thép cán nguội thường được đánh giá cao nhờ có 1 lớp dầu, sáng và đẹp hơn thép cán nóng nhưng nhược điểm là chúng rất dễ rỉ sét bề mặt nếu không được bảo quản đúng cách. Do đó, chúng thường có bao bì và được để trong nhà xưởng để tránh tình trạng này. Nếu phát hiện có dấu hiệu han gỉ thì phải nhanh chóng làm sạch, tra dầu làm bóng và cách ly nó ra khỏi những tấm khác.
Các mép cắt ở rìa thép tấm gọn gàng, sắc cạnh và không gặp phải xù xì hoặc gơn sóng. Tùy vào số lần cán, thép cán nguội sẽ có độ dày mỏng khác nhau (0.15 – 2mm) nhưng thường sẽ mỏng hơn so với thép cán nóng. Có hàm lượng carbon thấp hơn thép cán nóng, nên thép cán nguội có có độ bền cao hơn, có khả năng chịu lực và chịu va đập rất tốt hơn.
Thép cán nguội thường được dùng để làm gì? Giá bao nhiêu tiền?
Thép cán nguội thường có nhiều ứng dụng vào ngành xây dựng và chế tạo cơ khí trong các chi tiết máy, thiết bị đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và độ bền cao như xe hơi, vỏ chi tiết máy. Ngoài ra, thép cán nguội cũng được sử dụng để sản xuất nên các sản phẩm có dạng tròn, vuông, bề mặt láng mịn hoặc các sản phẩm có dạng phẳng như thép tấm, thép cuộn, thép tấm phẳng mỏng. Ngoài ra, thép cán nguội còn có một số ứng dụng khác như: tạo các sản phẩm dân dụng, đồ nội thất như thùng đồ, tủ quần áo, bàn ghế….
So với thép cán nóng, thép cán nguội có giá thành thấp hơn nhưng không hề rẻ. Giá thép cán nguội cũng có dao động cao hay thấp tùy vào nhiều yếu tố khác nhau như: sản lượng xuất khẩu từ các quốc gia khác, tình hình kinh tế…
Thành phẩm từ thép cán nguội
Nếu đang có nhu cầu mua thép cán nguội, lời khuyên cho bạn là nên quan tâm đến số kg, số mét từ đó tính tỷ trọng (kg/m), và độ bền kéo G (N/mm2) + độ cứng vì những thông số này vô cùng quan trọng. Tỷ trọng giúp bạn kiểm soát được độ dày có bị thiếu hay không? độ cứng giúp bạn biết sản phẩm này có tạo hình tốt hay không?
Công thức tính chung sẽ như sau:
Tỷ trọng (kg/m) = 0.00785 * độ dày (mm) * khổ rộng (mm);
Ví dụ: thép cán nguội có độ dày 0.30 mm (3 zem) khổ 1200 mm phải có tỷ trọng khoảng 0.00785 * 0.30 * 1200 = 2.83 (kg/m)
Nếu lựa chọn các loại thép ống, tròn, vuông, chữ nhật… các chỉ số không nên bỏ qua khi tìm mua là: độ dày (mm), đường kính ngoài (mm), tỷ trọng kg/cây (1 cây thường = 6 m)…
Bên cạnh đó, người mua cũng nên tìm đến các cơ sở lớn, uy tín để mua được thép cán nguội với giá tốt, chính hãng, tránh tình trạng bị lừa mua phải các sản phẩm hàng giả, kém chất lượng.
Nguồn haihoaphat.com
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thép Cán Nguội”